Khi Ly xách va ly rời đi cô vẫn không giấu nổi những giọt nước mắt. Cô thương cho mình một, thương bố mẹ ở quê mười. Cũng bởi, bố mẹ đã hi vọng cô sẽ có một cuộc đời hạnh phúc bên người chồng thành phố, nhưng chẳng ngờ chỉ sau một đêm tân hôn, mọi thứ lại ra nông nỗi này.
Ly quen Tuấn (chồng mới cưới) qua giới thiệu của một người bà con xa. Ngày đó, Ly đã mường tượng rất nhiều về anh. Cao ráo, đẹp trai, con nhà giàu có ở tận phố Huế. Anh không chỉ có gia thế giàu có mà còn sở hữu 2 cửa hàng quần áo hàng hiệu, cô nào nghe cũng thích.
![]() |
Cô vừa chạm môi anh, điều không ngờ đã xảy đến (Ảnh minh họa) |
Qua những lời mai mối nhiệt tình, Ly gặp Tuấn. Tuy nhiên anh không hoạt bát sôi nổi như người quen cô nói. Lần nào gặp gỡ người bà con cũng đòi đi cùng để canh me, thậm chí bà còn nói “Bác muốn đi cùng để cả hai tự tin trao đổi với nhau hơn, lúc nào quen thì bác sẽ để hai đứa thoải mái”.
Khi Ly hỏi, Tuấn bình thường có ít nói không, thì người bà con của cô khẳng định “Không hề, nó rất nhiệt tình, sôi nổi nếu cháu nói đúng chủ đề nó thích, mà có khi nó nói suốt cả ngày. Tính nó hiền khô”.
Ly nghe thế cô mừng lắm, bản thân cô cũng không thích những kẻ ba hoa chích chòe lắm. Ly vốn xinh gái, cô cũng từng có nhiều chàng trai theo đuổi, tuy nhiên họ nói nhiều hơn làm, khiến cô sớm chán nản. Vì thế, sự ngượng ngùng giữ khoảng cách của Tuấn khiến cô càng bị mê đắm.
Cũng bởi chưa tìm hiểu kỹ, Ly huyễn hoặc về mối tình của cô và chàng trai này rất lãng mạn. Cô càng hạnh phúc hơn khi biết dù đã 32 tuổi, nhưng Tuấn cũng chưa có mảnh tình nào vắt vai.
Cả hai quen nhau được 5 tháng, gặp nhau khoảng 9 lần đã làm đám cưới. Trong 9 lần đó, có 5 lần “bà mối” cùng đi, 4 lần còn lại cả hai chỉ nói những chuyện xa xôi, thậm chí Tuấn chỉ ngồi im mỉm cười nghe cô nói.
Ngày cưới, bố mẹ Ly ở quê cùng một số người bà con ra Hà Nội mừng hạnh phúc cho con gái. Bố mẹ Tuấn mừng ra mặt, họ đã chuẩn bị cho con trai một đám cưới linh đình với hơn 60 mâm cỗ.
Đêm tân hôn, khi Ly ôm Tuấn định hôn thì anh gạt tay cô ra. Anh nói với Ly không nên vội vàng, khi đó Ly cứ nghĩ anh đùa nên mặc kệ. Tuy nhiên khi cô vừa chạm môi anh, điều không ngờ đã xảy đến. Tuấn co rúm người lại, anh ôm mặt quay vào tường giọng run run.
Anh bắt cô phải quỳ xuống hứa sẽ yêu anh suốt đời, thậm chí anh ôm ghì lấy cô bắt cô phải cắt tay lấy máu ăn thề không được bỏ rơi anh dù có điều gì xảy ra. Chưa dừng lại ở đó, anh cứ nắm tay cô lẩm bẩm điều gì đó hàng tiếng đồng hồ.
Sau đó, anh liên tục đập đầu vào tường rồi nói những điều khiến Ly vô cùng choáng váng. Mãi tới sau đó Ly mới hiểu, Tuấn từng bị sang chấn tâm lý, do anh đã từng có “vấp ngã” trong tình yêu đầu đời với một cô gái khác, theo như anh kể. Dù thế, anh vẫn chưa thoát được nỗi ám ảnh bị người yêu bỏ rơi, công việc bị đình chỉ.
Bạn thân Ly vốn là bác sĩ tâm lý, nên cô rất thấu hiểu suy nghĩ cũng như tâm trạng của Tuấn, dù thế cô vẫn khá bất ngờ. Hôm đó, Ly rất bình tĩnh cô lắng nghe hết những điều Tuấn nói. Nhưng cô lờ mờ cảm nhận được hạnh phúc mong manh của mình.
(Theo Người đưa tin)
" alt=""/>Đêm tân hôn hết hồn của gái quê ham lấy chồng phốNhật Bản
Người Nhật thường nói: 乾杯 (kan-pie) khi cụng ly. Trên bàn tiệc, họ không được phép tự rót đồ uống cho mình vì nó mang hàm ý như thể bạn là chủ nhà, điều này khá khiếm nhã trong văn hóa người Nhật. Tuy nhiên, rót cho người ngồi bên cạnh mình lại là phép lịch sự.
![]() |
Hàn Quốc và Trung Quốc
Khi cụng ly, người Hàn thường nói: 건배 (gun-bay). Tương tự người Nhật, phong tục nhận và trao đồ uống cho người khác là rất quan trọng. Người phục vụ sẽ rót đồ uống từ chai và người nhận sẽ giữ ly bằng cả hai tay.
Khác đi một chút, người Trung Quốc sẽ nói: 干杯 (gan-bay). Họ thường thích rót rượu tràn ly để biểu trưng cho tình cảm tràn đầy. Khi nâng ly, người Trung Quốc sẽ giữ cho ly của mình thấp hơn ly rượu của chủ nhà và người già hơn để tỏ ý tôn trọng.
![]() |
Pháp và Ý
Khác với Trung Quốc, người Pháp lại không bao giờ rót đầy ly, họ thích tận hưởng từng ngụm rượu nhỏ một cách nhẹ nhàng, từ tốn. Cách nói cụng ly ở Pháp là: Santé (sahn-tay).
Đi xa về phía Bắc u, các bữa tiệc tại Ý sẽ vui và khí thế hơn nếu hô Salute (Sà-lút). Nếu bạn đang có cảm tình hoặc muốn lấy lòng tin từ ai đó, đừng ngại ngần nhìn vào mắt đối phương khi uống.
![]() |
Việt Nam
![]() |
Không “phức tạp” như các nước bạn, cách cụng ly ở Việt Nam khá đơn giản, có phần hào hứng hơn và đã trở thành câu cửa miệng không thể thiếu trên mỗi bàn tiệc. Với nhóm chiến hữu thân tình, cánh mày râu thường chẳng nói nhiều, chỉ cần “Dzôôô!” thay cho lời chào lâu ngày không gặp, lời chúc sức khỏe, lời động viên, chia sẻ niềm vui và là cách để bày tỏ sự “hợp rơ” của cả nhóm. Bạn bè đôi khi không cần gì hơn thế, chỉ cần ngồi chung một bàn, cùng chia sẻ thì tình bạn sẽ càng thêm gắn kết. Cụng ly bia - đầy tình chiến hữu.
![]() |
Chương trình ca nhạc kết hợp Vườn Bia Larue độc đáo với chủ đề “Tình bạn mãi mãi" sẽ diễn ra tại Kon Tum, Đà Nẵng và Huế vào tháng 4 & 5/2016. Chương trình hứa hẹn nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn với nhiều giải thưởng giá trị mỗi ngày. Lịch sự kiện: Kon Tum: 17h - 22h, từ ngày 27/4 đến 29/4 tại Khu dự án nhà hàng ven sông Dakbla, đường Bạch Đằng, TP.Kon Tum. Đà Nẵng: 17h - 22h, từ ngày 6/5 đến 8/5 tại Chợ Túy Loan, Hòa Vang, TP.Đà Nẵng. Huế: 17h - 22h, từ ngày 13/5 đến 15/5 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, đường Hùng Vương, TP.Huế. |
Tấn Tài
" alt=""/>Văn hóa cụng ly ở các nước